Gò Vấp là quận nội thành của TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là cửa ngõ nối liền trung tâm TP.HCM với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh qua các trục đường Nguyễn Kiệm, Xa lộ Đại Hàn, Nguyễn Oanh. Quận Gò Vấp cũng rất gần sân bay Tân Sơn Nhất và tuyến xe lửa Bắc – Nam.
Quận Gò Vấp Ở Đâu
Xét về vị trí tuyệt đối, quận Gò Vấp nằm ở toạ độ 10°50′30″B 106°40′0″Đ. Với vị trí như vậy, Gò Vấp nằm trong vành đai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao, mưa nhiều. Và chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Có 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa và gió màu đông mang theo không khí khô với hướng gió chính Đông và Đông Nam.
Vậy quận Gò Vấp ở đâu trên bản đồ TP.HCM? Gò Vấp gần Bình Thạnh không? Câu trả lời là có. Quận nằm ở phía Bắc và Tây Bắc nội thành TP.HCM, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Quận 12 qua kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên;
- Phía Nam giáp quận Phú Nhuận, Tân Bình;
- Phía Đông giáp quận Bình Thạnh.
Gò Vấp có diện tích tự nhiên 19,73km2, dân số là 676.899 người (theo thống kê năm 2019), mật độ dân số đạt 34.308 người/km2.
Từ Gò Vấp Di Chuyển Vào Trung Tâm Thành Phố Có Thuận Tiện Không?
Theo cập nhật năm 2022, Gò Vấp có tổng cộng 113 tuyến đường với khoảng. 53 tuyến đường đánh số thứ tự từ 1 đến 59, không có đường đánh số 33, 34, 37, 44, 48 và 49. Từ Gò Vấp, người dân có thể di chuyển vào trung tâm thành phố qua các tuyến đường huyết mạch như. Quang Trung, Nguyễn Kiệm, Phan Văn Trị, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Oanh… Hiện các tuyến đường này được chính quyền thành phố đầu tư khá đồng bộ cho cả xe tải lớn lưu thông. Và tráng nhựa bằng phẳng giúp giảm đáng kể tình trạng kẹt xe hàng ngày. Tuy vậy, do dân cư ở đây khá đông nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe vào những giờ cao điểm.
Quốc lộ 1A đã được nâng cấp xây dựng, kết nối với tuyến metro số 1 và tuyến monorail số 3.Gò Vấp cũng có những tuyến đường thuận lợi dẫn ra quốc lộ 1A với khá nhiều xe khách. Xe tải lớn lưu thông gây ra tình trạng khói bụi mịt mù, làm ô nhiễm không khí xung quanh. Quận có nhiều con hẻm nhỏ, thông suốt với đường lớn, len lỏi trong từng con hẻm. Là những hàng, quán chi chít tạo nên đặc trưng rất riêng.
Đường Phạm Văn Đồng đi vào hoạt động từ đầu năm 2016 đã trở thành một trong những tuyến đường rộng và đẹp nhất TP. HCM, có nhiệm vụ kết nối với khu Bắc thành phố, các quận nội đô và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Đường Phạm Văn Đồng cũng được xem là tuyến đường xương sống nâng đỡ cho sự phát triển đô thị của Gò Vấp sau này.
Cầu vượt chữ Y tại điểm giao ngã sáu Gò Vấp và nút giao chữ N đã đi vào hoạt động góp phần giảm tải phần nào áp lực giao thông tồn tại trong nhiều năm qua.
Điểm trừ của giao thông Gò Vấp là tình trạng ngập nước mỗi khi có mưa lớn hay triều cường. Nước dâng lên lênh láng khắp nơi, gây ùn tắc, chết máy xe. Hiện, hệ thống thoát nước trên các tuyến đường chưa được cải thiện tối ưu.
Một Vài Thông Tin Thêm Về Quận Gò Vấp
Gò Vấp còn có tên gọi khác là Gò Vấp. Theo một số nhà nghiên cứu thì Gò Vắp mới là tên gốc của quận, tên hiện tại – Gò Vấp do đọc trại mà ra. Cũng có thuyết cho rằng. Cái tên Gò Vấp xuất phát từ việc trước đây nơi đây là một ngọn đồi trồng cây vấp. Hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn 2 cây vấp được trồng trong Thảo Cầm Viên. Cũng có nguồn tin cho rằng, khu vực đất thuộc quận Gò Vấp cao hơn hẳn các vùng khác và được gọi là gò đất.
Do địa hình là gò đất cao. Người dân đi lại dễ vấp té và kết hợp lại ta có tên quận Gò Vấp như ngày nay. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thiết của người lớn tuổi và một bộ phận người dân. Hiện chưa có bất cứ nguồn tin chính xác nào về nguồn gốc tên gọi Gò Vấp.
Dưới đây là một số thông tin về tình hình phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của quận Gò Vấp trong thời gian qua.
Kinh tế
Gò Vấp có hoạt động kinh tế khá đa dạng, từ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nhiều năm trở lại đây, kết quả hoạt động kinh tế có sự phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp giữ được mức tăng trưởng cao. Các chính sách xã hội phần lớn được xã hội hoá, có tác dụng tích cực với đời sống người dân. Dân trí và tinh thần người dân tiếp tục được nâng cao. Quận có 3 cụm công nghiệp tập trung tại các phường: phường 5, phường 11 và phường 12. Ngoài ra còn có nhiều xí nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp gia đình không gây ô nhiễm xen kẽ trong các khu dân cư.
Văn hoá – xã hội
Gò Vấp là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và trường học. Kéo theo đại bộ phận đân lao động và sinh viên về đây làm việc, học tập. Người dân đến từ nhiều vùng miền khác nhau, chủ yếu là dân nhập cư. Vì điều kiện kinh tế khu vực này không quá cao, dễ dàng cho họ thích nghi. Ở khu vực này, phần lớn người dân lựa chọn thuê nhà Gò Vấp. Một số khá giả hơn có thể mua nhà bởi mặt bằng giá khu vực này không quá cao.
Trên đây, nhadatst.vn đã giải đáp thắc mắc quận Gò Vấp ở đâu? Gò Vấp gần Bình Thạnh không. Như vậy, có thể thấy rằng, Gò Vấp sở hữu vị trí khá thuận tiện. Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng. 20 phút chạy xe cho phép người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, tiện ích khu vực trung tâm. Trong khi giá nhà đất, giá cả sinh hoạt tại Gò Vấp không quá cao. Vì thế mà rất dễ hiểu khi. Gò Vấp trở thành lựa chọn của đông đảo tầng lớp lao động nhập cư, các cặp vợ chồng trẻ và sinh viên.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Để được hỗ trợ tư vấn thủ tục pháp lý, Xem nhà trực tiếp miễn phí 100% phí dịch vụ.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Địa chỉ: Số 192 Phạm Đức Sơn, Phường 16 Quận 8
Cam kết phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, giải quyết mọi vấn đề cho bạn!!!!
Bài viết liên quan: